Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các công ty, doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng và phổ biển. Thế nhưng vẫn không ít người vẫn còn băn khoăn về giá trị pháp lý cũng như những yêu cầu cần thiết để đảm bảo độ chính xác của dịch vụ điện tử này.
Thông tin dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn hóa đơn điện tử Viettel như thế nào là hợp lệ?
1. Hóa đơn điện tử Viettel bắt buộc có đóng dấu và chữ ký người mua?
Từ trước đến nay, Viettel được biết đến là tập đoàn viễn thông quân đội nên độ uy tín của tổ chức luôn đạt ở ngưỡng cao trong lòng tin của công chúng. Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel cũng luôn vận hành theo đúng qui định từ phía pháp luật. Vậy, để hóa đơn điện tử Viettel hợp lệ, hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký người mua không?
Căn cứ theo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn mà không nhất thiết phải có chữ ký của người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
Cuối cùng, nếu doanh nghiệp bán hàng đủ điều kiện tự in hóa đơn thì sẽ không cần phải đóng dấu của người bán và chữ ký người mua. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thông báo phát hành hóa đơn truyền thống mà có chữ ký của người mua thì khi sử dụng hóa đơn điện tử cũng phải có chữ ký.
Hóa đơn điện tử Viettel như thế nào là hợp lệ?
Vấn đề tài chính luôn đòi hỏi cao ở độ rõ ràng, minh bạch, vì thế khi sử dụng hóa đơn điện tử Viettel luôn cần tìm hiểu rõ ràng để biết được đâu là một hóa đơn điện tử hợp lệ. Từ đó, tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh.
– Số lượng tối thiểu và tối đa của hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật
– Tra cứu hóa đơn điện tử Viettel nhanh gọn, chính xác
– Tải hóa đơn điện tử Viettel của công ty như thế nào?
2. Dưới đây là những mục cần phải có đối với một hóa đơn điện tử Viettel hợp lệ:
– Trước hết, hóa đơn điện tử Viettel luôn cần có chữ ký điện tử quy định theo quy định pháp luật của người bán; ghi ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua, đặc biệt trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
– Bên cạnh đó, một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ các nội dung bắt buộc quy định sẵn. Sẽ được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính như đối với các trường hợp sau:
+ Người mua không phải là đơn vị kế toán.
+ Người mua là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như:
* Phiếu xuất kho
* Hợp đồng kinh tế
* Biên nhận thanh toán,
* Biên bản giao nhận hàng hóa,
* Phiếu thu,…
– Người bán sẽ lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định. Nhưng trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn Bộ Tài chính giao Cục Thuế sẽ xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể. Và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn giảm hình thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.
Trên đây là thông tin chi tiết giúp ích cho khách hàng xác định rõ ràng được hóa đơn điện tử Viettel hợp lệ. Để xem thêm thông tin và giải đáp thắc mắc trực tiếp.
Hotline hỗ trợ miễn phí: 093 333 2524 - 0968 135 839 Viettel hân hạnh được phục vụ quý khách.
Hướng Dẫn Đăng Ký Hóa Đơn Điện Tử Tại Đây
Thông tư 68 Về Hóa Đơn Điện Tử
Các Quy Định Về Hóa Đơn Điện Tử Doanh Nghiệp Cần Chú Ý